Những lưu ý quan trọng khi tắm bé sơ sinh tại nhà bạn nên biết

5/5 - (100 bình chọn)

Một phần quan trọng của việc chăm sóc bé sơ sinh là tắm bé. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện cẩn thận và chu đáo để đảm bảo an toàn cho bé. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn nên biết khi tắm bé sơ sinh tại nhà. Cùng theo dõi bài viết của chúng tôi nhé!

Tắm bé sơ sinh tại nhà
Tắm bé sơ sinh tại nhà

Lưu ý chung khi tắm bé sơ sinh tại nhà

Trong tuần đầu tiên và sau này, bạn có thể dùng phương pháp lau người đơn giản bằng cách dùng một khăn mềm nhúng vào nước ấm và lau sạch từng phần của cơ thể bé.

Ngoài ra, bạn có thể cho bé tắm bồn. Không cần phải đợi cho đến khi dây rốn khô và tự rụng hay vết thương lành lặn hoàn toàn, bạn mới cho bé tắm ngập trong chậu nước.

Thực tế, tắm không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn. Hơn thế, cách tắm này còn giúp cơ thể bé không bị mất nhiệt. Hãy chắc chắn rằng nhiệt độ phòng tắm và chậu nước tắm luôn ấm.

Mặc dù một số bậc phụ huynh rất thích tắm bé hằng ngày để đảm bảo sạch sẽ tuyệt đối nhưng đối với trẻ sơ sinh, việc này lại không hoàn toàn nhất thiết.

Cho đến khi bé biết trườn bò… thì việc tắm rửa mới cần nhiều hơn 1 – 2 lần/tuần. Vì thế chỉ cần làm vệ sinh thật sạch sẽ cho bé sau mỗi lần thay bỉm hay đại tiện là cơ thể bé đã hoàn toàn sạch sẽ.

Tuy nhiên, vào mùa hè, khi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí tăng cao thì tắm nước ấm hằng ngày lại có tác dụng làm mát cơ thể và giúp bé thoải mái.

Việc lạm dụng các chất làm sạch đều có thể gây hại cho làn da mỏng mảnh của bé. Chỉ cần các loại nước tắm có độ pH dịu nhẹ hay xà phòng trung tính được chứng minh là an toàn và nên sử dụng với liều lượng ‘tiết kiệm’ trong những tuần đầu bé vừa chào đời.

Lưu ý chung khi tắm cho trẻ sơ sinh
Lưu ý chung khi tắm cho trẻ sơ sinh

Những lưu ý quan trọng khi tắm bé sơ sinh tại nhà bạn nên biết

Thời điểm tắm cho trẻ

Tắm cho trẻ sơ sinh không chỉ giúp làm sạch cơ thể trẻ mà còn có thể giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu được dễ dàng hơn. Bạn có thể tắm cho trẻ vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Nhưng lựa chọn khoảng thời gian trước giờ ngủ và trước khi cho trẻ ăn từ 1 đến 2 tiếng để tránh cho trẻ bị trớ sữa, thời điểm đó cũng là lúc tốt nhất giúp bé yêu được thư giãn và ngủ sâu hơn. Nên sử dụng bồn tắm hoặc thau tắm chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh và chú ý là nên làm sạch bồn tắm và tráng bằng nước nóng để diệt khuẩn.

Địa điểm tắm cho trẻ

Ðể bé cảm thấy thoải mái, bạn nên tắm cho trẻ ở những nơi ấm áp, kín đáo, tránh gió lùa. Tắm cho trẻ sẽ dễ dàng hơn với tư thế đứng ở một chậu tắm cao vừa phải (cỡ đến ngực là vừa); không nên tắm quá nhiều nước, nước trong chậu chỉ cần cao 15cm là được.

Nước tắm cho trẻ

Da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm, mỏng manh và rất dễ bị bỏng. Chính vì vậy, khi cha mẹ tiến hành tắm cho trẻ cần phải kiểm tra nhiệt độ của nước, nhiệt độ nước vừa phải là từ 37-38 độ C, tốt nhất là canh chỉnh nhiệt độ nước bằng nhiệt kế chuyên dụng. Khi pha nước tắm cho trẻ, nên cho nước lạnh trước rồi cho nước nóng sau.

Xem thêm : Những lý do nên chọn dịch vụ tắm bé sơ sinh Bắc Giang tại Homespa

Những lưu ý quan trọng khi tắm bé sơ sinh tại nhà bạn nên biết
Những lưu ý quan trọng khi tắm bé sơ sinh tại nhà bạn nên biết

Cách rửa mặt cho trẻ

Rất nhiều bà mẹ không chú ý, thường dùng khăn rửa hai bên má của trẻ sau đó tiến dần vào bên trong là lau mắt và sống mũi. Tuy nhiên cách làm này lại hoàn toàn không đúng.

Phần mắt của trẻ là bộ phận nhạy cảm nhất trên khuôn mặt nên cần phải được ưu tiên rửa trước tiên. Khi rửa, người lớn phải thật nhẹ nhàng, sau đó rửa phần sống mũi và hai bên má.

Nâng đỡ trẻ khi tắm

Khi tắm cho trẻ, bạn nên sử dụng tay trái để đỡ phần đầu giúp trẻ cố định phần đầu, cho trẻ cảm giác an toàn, tay phải đỡ thân của em bé. Sau đó, dùng tay phải để rửa nhẹ nhàng phần đầu và vành tai của trẻ. Bạn nên chú ý tránh để nước chảy vào tai của bé.

Dùng khăn mềm để ủ ấm trẻ sau tắm

Da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, nhạy cảm, vì vậy không thể dùng những chiếc khăn thô cứng vì dễ gây tổn thương cho làn da của trẻ. Người lớn hãy dùng những chiếc khăn mềm mại và lớn một chút để có thể vừa quấn bé, vừa dùng phần còn lại của khăn để làm khô người cho trẻ.

Một lưu ý nữa rất quan trọng mà các chuyên gia nhi khoa đưa ra, đó chính là không nên dùng khăn đã lau bộ phận sinh dục của trẻ để đưa lên lau mắt. Điều này có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Khi dùng khăn để lau khô cơ thể trẻ, người lớn chỉ nên dùng khăn khô một mặt, không nên đã lau một mặt rồi lại lật mặt kia lại để lau, như vậy trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh.

Xem thêm : Dịch vụ tắm bé sơ sinh Bắc Ninh chuyên nghiệp, tận tâm

Dùng khăn mềm để ủ ấm trẻ sau tắm
Dùng khăn mềm để ủ ấm trẻ sau tắm

Làm sạch rốn cho trẻ

Sau khi trẻ được sinh ra, mỗi ngày trong khi tắm, người lớn nên dùng khăn hoặc tăm bông nhúng cồn 75% để làm sạch bụi bẩn, giữ cho rốn của trẻ luôn sạch sẽ.

Nếu phát hiện rốn của trẻ sưng hoặc có mủ, người lớn cần nhanh chóng đưa trẻ đi gặp bác sĩ để khám và chẩn đoán bệnh nhanh nhất.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích để giúp bé yêu của mình luôn sạch sẽ, khỏe mạnh. Nếu gặp khó khăn gì trong việc tắm cho bé hãy liên hệ với Homespa để nhận tư vấn hoặc bạn cũng có thể trải nghiệm dịch vụ tắm bé sơ sinh tại nhà của chúng tôi.

Thông tin liên hệ :

Công ty TNHH dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng Homespa

Xem thêm :

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *