Mang thai là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của mỗi phụ nữ, và việc chăm sóc sức khỏe của mẹ bầu tại Bắc Ninh là việc cần được thực hiện một cách cẩn thận và chu đáo. Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng mà mọi người cần biết để chăm sóc mẹ bầu Bắc Ninh một cách hiệu quả.
Những rắc rối mà mẹ bầu gặp phải
Ốm nghén
Cảm giác ốm nghén thực sự không dễ chịu, dù là buồn nôn, chóng mặt, sợ mùi thức ăn hay là thích ăn những món mà trước đây mình chưa bao giờ ăn… Một số mẹ bầu ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhưng cũng có người bị nghén trong suốt thai kỳ. Không chỉ mệt mỏi, ốm nghén còn có thể khiến mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng do không ăn uống được nhiều.
Để giảm ốm nghén, mẹ bầu thử ăn những thực phẩm thanh đạm, uống nhiều nước, bổ sung vitamin B6 hoặc bổ sung dinh dưỡng từ các nguồn khác ngoài thực phẩm, chẳng hạn như sữa.
Táo bón
Táo bón là điều mẹ rất nhiều mẹ bầu lo sợ . Theo các chuyên gia,nguyên nhân gây táo bón trong thai kỳ đến từ việc ít vận động, nồng độ hormone progesterone trong máu tăng lên làm giảm nhu động ruột; thai phát triển gây chèn ép đại tràng khiến phân chậm di chuyển, bổ sung nhiều thuốc và thực phẩm chứa sắt…
Để giảm tình trạng táo bón, mẹ bầu nên tăng cường chất xơ trong chế độ dinh dưỡng. Thực phẩm tốt bao gồm đậu Hà Lan, đậu đen, đậu lăng; hạnh nhân, bơ, quả mọng, bánh nướng xốp yến mạch, bột yến mạch… Ngoài ra, mẹ bầu cũng phải uống nhiều nước, tập thể dục nhẹ nhàng và bổ sung lợi khuẩn an toàn cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Xem thêm : Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu Bắc Giang chuyên nghiệp, hiệu quả tại nhà
Cảm cúm
Hầu hết những mẹ bầu bị cảm cúm khi mang thai là do hệ miễn dịch và sức đề kháng kém. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu bị cúm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, việc sử dụng thuốc trong trường hợp này phải theo sự chỉ định và tư vấn từ Bác Sĩ chuyên môn.
Tốt nhất, ngay từ khi có ý định mang thai cho đến khi có thai, mẹ cần chủ động tăng cường miễn dịch và đề kháng cho mình để phòng bệnh. Ăn tỏi, nhiều rau xanh, uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng có thành phần kháng thể IgG để nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng loại bỏ các vi khuẩn, virus.
Cân nặng tăng giảm thất thường
Chuyện cân nặng trong thai kỳ cũng là điều làm các mẹ bầu đau đầu. Tăng cân quá nhiều khi mang thai khiến mẹ bầu phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: tiểu đường thai kỳ, sinh non, cao huyết áp, sinh mổ, nhiễm độc thai nghén, thậm chí thai chết lưu… Còn không tăng cân thì mẹ lại lo lắng con không phát triển. Điều này cũng tạo ra những áp lực không nhỏ cho mẹ bầu khiến sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng theo.
Xem thêm : Đào tạo nghề mẹ và bé Bắc Giang – cơ hội việc làm bền vững
Nguyên tắc chung trong chăm sóc mẹ bầu Bắc Ninh
Các mẹ bầu nên lên lịch hẹn với bác sĩ ngay khi phát hiện ra mình có thai. Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách khai thác tiền sử sức khỏe của bạn. Họ cũng sẽ muốn biết về các triệu chứng của bạn. Trong lần thăm khám đầu tiên, thai phụ sẽ được chỉ định xét nghiệm nước tiểu và máu.
Xét nghiệm nước tiểu có mục đích kiểm tra vi khuẩn, lượng đường cao (có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường) và mức protein cao (dấu hiệu của tiền sản giật, một dạng tăng huyết áp trong thai kỳ). Xét nghiệm máu kiểm tra số lượng tế bào máu, nồng độ hemoglobin, nhóm máu và các bệnh truyền nhiễm khác như giang mai, HIV, viêm gan B và viêm gan C.
Bác sĩ cũng có thể làm các xét nghiệm khác trong lần khám đầu tiên của bạn. Những chỉ định này có thể thay đổi khác nhau dựa trên tiền sử bệnh và các đặc điểm riêng của mỗi thai phụ:
- Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung.
- Siêu âm để xem sự phát triển và vị trí của túi thai. Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video, được chứng minh an toàn cho thai nhi.
Sau lần khám đầu tiên, phụ nữ mang thai sẽ được hẹn tái khám mỗi 4 tuần một lần. Vào tháng thứ 7 và 8 của thai kỳ, lịch khám thai sẽ diễn ra sát hơn, tần suất trung bình thường khoảng 2 tuần một lần. Vào tháng cuối cùng của thai kỳ, việc thăm khám sẽ diễn ra hàng tuần cho đến khi sinh.
Tại mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp và xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ sẽ lắng nghe nhịp tim của thai nhi và đo chiều cao tử cung của bạn sau tuần thứ 20.
Việc tuân thủ lịch hẹn khám thai là việc làm không được bỏ qua khi chăm sóc sức khỏe cho bà bầu. Bác sĩ sẽ phát hiện các bất thường của mẹ và thai nhi nếu có để tư vấn các biện pháp can thiệp phù hợp và kịp thời. Một thai kỳ an toàn cần đảm bảo được sức khỏe cho cả người mẹ và thai nhi.
Bài viết trên chúng tôi mới chỉ đưa ra những nguyên tắc chung trong việc chăm sóc mẹ bầu. Hãy theo dõi những bài viết sau của chúng tôi để có thêm những kinh nghiệm quý báu để chăm sóc mẹ bầu một cách toàn diện. Hoặc các bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với Homespa để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
Công ty TNHH dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng Homespa
- Trụ sở : 53 Bế Văn Đàn -P Ninh Xá – TP Bắc Ninh
- Cơ sở 2 : 28 Nguyễn Thị Minh Khai 2 – P Hoàng Văn Thụ – TP Bắc Giang
- Hotline : 0942469368
- Email : homespa.bacninh@gmail.com – homespa.bacgiang@gmail.com
- Website : https://homespavn.com/
Xem thêm :
- Chăm sóc mẹ bầu
- Chăm sóc mẹ sau sinh
- Tắm bé sơ sinh
- Vận động chuyên sâu cho bé
- Massage Body
- Đào tạo chăm sóc mẹ và bé
- Bơi thủy liệu
- Gội đầu dưỡng sinh